• Thông Tin Liên Hệ
Hotline 0364.655.326
No Result
View All Result
Đầu Tư Plus
  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN
  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN
No Result
View All Result
Đầu Tư Plus
No Result
View All Result

Trang chủ » Hiện trang chủ » Phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Đăng bởi PHÚ XUÂN
10:24:59 03-10-2022
in Hiện trang chủ, TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định trong những tháng cuối năm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khoá và tiền tệ cùng các chính sách khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát ở mức 4% như mục tiêu đã đặt ra của năm 2022.

Phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% năm nay vẫn “trong tầm tay”

Mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% năm nay vẫn “trong tầm tay”

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm tăng 22%

Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2022, ông Dương Tiến Dũng – Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng ước đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa đạt 88,9% dự toán, tăng 18,8%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108,8% dự toán, tăng 22,1%. Đã có 61/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng ước đạt từ 75% dự toán trở lên; 52/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ; 11 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ. Về chi NSNN, trong 9 tháng qua, chi NSNN đạt 1.086,3 nghìn tỷ đồng, bằng 60,8% dự toán, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 48,1% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi ước đạt 70% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 68,3% dự toán.

Theo ông Dũng, các nhiệm vụ chi NSNN 9 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN. Riêng về chi đầu tư phát triển, giải ngân 9 tháng đầu năm tuy giá trị có tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng tiến độ vẫn chậm so với yêu cầu. Tỷ lệ giải ngân mới đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cùng kỳ năm 2021 đạt 47,38%, trong đó giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 19,07% kế hoạch. Có 7 bộ và 20 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 50% kế hoạch, trong khi vẫn còn 14 bộ, cơ quan trung ương và 2 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20% kế hoạch vốn được giao.

Trên cơ sở tình hình thực hiện thu NSNN 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2022 xuất khẩu tăng 9,46%, nhập khẩu tăng 10,5% so với năm 2021, giá dầu tiếp tục giữ mức cao, Bộ Tài chính đánh giá cả năm thu NSNN ước thực hiện vượt dự toán, trong đó các lĩnh vực tăng khá như thu từ dầu thô, thu cân đối xuất nhập khẩu, thu từ khu vực sản xuất kinh doanh và thu từ tiền sử dụng đất…

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Dẫn số liệu thống kê mới nhất vừa được công bố, ông Nguyễn Văn Truyền, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 chỉ tăng 0,4% so với tháng trước (tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước); CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Như vậy sau 9 tháng, CPI bình quân mới chỉ tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát cơ bản tăng 1,88%. Ông Truyền cho rằng với diễn biến của CPI trong 9 tháng qua sự hỗ trợ của nhiều yếu tố, kỳ vọng lạm phát sẽ được kiểm soát theo đúng mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Cụ thể, những mặt hàng do nhà nước định giá sẽ ổn định từ giờ đến cuối năm theo đúng sự kiên định trong điều hành là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát. Trong khi đó tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam được đánh giá ở mức độ khả quan, những cân đối lớn trong nền kinh tế vẫn đang tốt, đó là những yếu tố sẽ giúp ổn định thị trường giá cả.

Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý giá cũng nhận định, vẫn còn nhiều áp lực gây tăng giá trong thời gian tới. Đơn cử, như giá nhiên liệu, năng lượng. Mặc dù thời gian qua, giá năng lượng có xu hướng giảm nhưng do diễn biến phức tạp do cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ khiến giá các mặt hàng này tăng trở lại trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong cảnh lạm phát tăng nhanh diễn ra trên toàn cầu cũng sẽ tác động tới chuỗi cung ứng, hàng hoá, nguyên liệu nhập khẩu từ đó gây áp lực tăng giá trong nước. Ngoài ra, nền kinh tế nước ta còn chịu tác động từ thiên tai do từ giờ đến cuối năm sẽ còn nhiều cơn bão, gây ngập lụt ở một số địa phương, có thể làm tăng giá cục bộ hàng hoá thiết yếu, thực phẩm. “Tuy có nhiều áp lực nhưng cùng với các yếu tố tích cực, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% vẫn trong tầm tay. Trong thời gian tới, Cục Quản lý giá sẽ tăng cường các biện pháp yêu cầu niêm yết, công khai giá, tăng cường thanh kiểm tra trên thị trường”, ông Truyền cho biết.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng khẳng định, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là mục tiêu nhất quán xuyên suốt hoạt động của ngành tài chính. Trong 9 tháng qua, dù đối mặt với áp lực lạm phát lớn nhưng các bộ, ngành liên quan đã cùng chung tay thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn hàng, chuỗi cung ứng không đứt gãy, không làm gia tăng chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất ban hành và ban hành theo thẩm quyền một loạt chính sách về thuế, phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt là giảm thuế đối với xăng dầu – mặt hàng đầu vào quan trọng của sản xuất. Ngoài việc giảm thuế bảo vệ môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản khác về thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… để ứng phó với diễn biến giá xăng dầu trên thế giới, giữ mục tiêu giữ ổn định được giá của mặt hàng chiến lược này.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường, không chủ quan, lơ là, điều phối nhịp nhàng giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, cùng các chính sách khác để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát.

Nguồn : thoibaonganhang.vn
Tags: chính sách tài khóachính sách tiền tệlạm phát

PHÚ XUÂN

Tin liên quan

Đầu tư gì trong bối cảnh lạm phát leo thang?
Hiện trang chủ

Đầu tư gì trong bối cảnh lạm phát leo thang?

01/11/2022
“Nụ cười USD” xuất hiện trong giao dịch tiền tệ: USD khó đảo chiều?
Hiện trang chủ

“Nụ cười USD” xuất hiện trong giao dịch tiền tệ: USD khó đảo chiều?

03/10/2022
Đồng tiền châu Âu có khả năng bị mất giá cao
Hiện trang chủ

Đồng tiền châu Âu có khả năng bị mất giá cao

12/08/2022
USD và chứng khoán Mỹ cùng tăng do lạm phát quá nóng, Nhân dân tệ tăng vọt
Hiện trang chủ

USD và chứng khoán Mỹ cùng tăng do lạm phát quá nóng, Nhân dân tệ tăng vọt

07/06/2022
Đầu tư thông minh trong bối cảnh lạm phát
Hiện trang chủ

Đầu tư thông minh trong bối cảnh lạm phát

07/06/2022
WB: Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi nhưng cần thận trọng với lạm phát
Hiện trang chủ

WB: Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi nhưng cần thận trọng với lạm phát

12/05/2022
Next Post
Bitcoin có khả năng sẽ tăng giá mạnh trong tháng 10?

Bitcoin có khả năng sẽ tăng giá mạnh trong tháng 10?

Tin mới nhất

Khoản đầu tư “đắt xắt ra miếng” của giới thượng lưu: Người có tiền chưa chắc đã mua được, được đánh giá hấp dẫn hơn cả vàng và chứng khoán

Khoản đầu tư “đắt xắt ra miếng” của giới thượng lưu: Người có tiền chưa chắc đã mua được, được đánh giá hấp dẫn hơn cả vàng và chứng khoán

1 tuần ago
5 cách lấy lại nhịp làm việc sau kỳ nghỉ Tết

5 cách lấy lại nhịp làm việc sau kỳ nghỉ Tết

1 tuần ago
Trở lại sau Tết, Trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM không còn tình trạng quá tải

Trở lại sau Tết, Trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM không còn tình trạng quá tải

1 tuần ago
McDonald’s tìm kiếm các giải pháp thay thế ống hút nhựa

McDonald’s tìm kiếm các giải pháp thay thế ống hút nhựa

1 tuần ago
Nhiều người dân ở TP.HCM bắt đầu mua vàng cho ngày Vía Thần tài

Nhiều người dân ở TP.HCM bắt đầu mua vàng cho ngày Vía Thần tài

1 tuần ago

TIN ĐỌC NHIỀU

3.600 người trên du thuyền World Dream được về bờ sau 4 ngày cách ly

3.600 người trên du thuyền World Dream được về bờ sau 4 ngày cách ly

10/02/2020
Viettel bị phạt 40 triệu đồng vì cung cấp “chui” 21 kênh truyền hình

Viettel bị phạt 40 triệu đồng vì cung cấp “chui” 21 kênh truyền hình

17/10/2022
Châu Âu buộc công ty Google phải xóa bỏ dữ liệu không chính xác

Châu Âu buộc công ty Google phải xóa bỏ dữ liệu không chính xác

09/12/2022
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: ‘Năm 2020, chúng tôi rất lo’

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: ‘Năm 2020, chúng tôi rất lo’

31/12/2019
Miền Trung: Kiểm soát diễn biến thị trường

Miền Trung: Kiểm soát diễn biến thị trường

06/02/2020

ĐẦU TƯ PLUS

Dautuplus.net

Thông tin Đầu tư – Kinh tế và Đời sống

Ban biên tập Dautuplus.net

LIÊN HỆ

Trụ sở: 139 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.

Hotline: 0364.655.326

Email: dautuplus.net@gmail.com

CHUYÊN MỤC

  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN
  • Thông Tin Liên Hệ

Đầu Tư Plus giữ bản quyền trên website này

No Result
View All Result
  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN

Đầu Tư Plus giữ bản quyền trên website này