• Thông Tin Liên Hệ
Hotline 0364.655.326
No Result
View All Result
Đầu Tư Plus
  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN
  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN
No Result
View All Result
Đầu Tư Plus
No Result
View All Result

Trang chủ » TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN » WB: Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi nhưng cần thận trọng với lạm phát

WB: Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi nhưng cần thận trọng với lạm phát

Đăng bởi NGUYÊN HÙNG
15:26:49 12-05-2022
in Hiện trang chủ, TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN

Nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi nhưng cần thận trọng với lạm phát và rủi ro khi nhu cầu toàn cầu yếu hơn và gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế, theo báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố.

WB: Kinh tế Việt Nam trên đà phục hồi nhưng cần thận trọng với lạm phát

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa có hồi kết và xung đột Nga – Ukraine tạo nên những thay đổi rất lớn về cơ hội và thách thức phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, báo cáo cho hay, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 4 tăng trưởng lần lượt 9,4% và 12,1% (so cùng kỳ năm trước), tương đương tốc độ trước đại dịch.

Đáng chú ý, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn trong khi tăng trưởng nhập khẩu lại đi ngang, phản ánh sự gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động của chính sách Zero Covid ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, vốn FDI giải ngân vẫn tăng trưởng mạnh trong khi vốn FDI đăng ký giảm tháng thứ 3 liên tiếp.

Lạm phát CPI nhích nhẹ từ tỷ lệ 2,4% trong tháng 3 lên 2,6% trong tháng 4 và lạm phát cơ bản tăng lên 1,5%, một phần phản ánh nhu cầu trong nước vốn đang phục hồi lại được đẩy lên bởi chi tiêu tiêu dùng cho hai kỳ nghỉ lễ tăng.

Điểm đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu đang ngày tăng cao. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng tăng tốc từ 15,9% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 16,4% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), tốc độ cao nhất kể từ tháng 1/2018.

Tăng trưởng tín dụng nhanh hơn có thể phản ánh nhu cầu tín dụng cao hơn do người tiêu dùng tăng chi tiêu cho hai kỳ nghỉ lễ dài và các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa hè.

Mặc dù vậy, lãi suất qua đêm liên ngân hàng vẫn giảm từ 2,08% vào cuối tháng 3 xuống còn 1,37% trong tháng 4, thấp hơn nhiều so với lãi suất chiết khấu 2,5% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lãi suất giảm cho thấy thanh khoản tương đối dồi dào trên thị trường trong nước. Điều này có thể phản ánh mức thặng dư ngân sách nhà nước đáng kể và sự tăng trưởng mạnh hơn của tiền gửi từ khu vực tư nhân sau khi một số ngân hàng nâng lãi suất.

Kho bạc Nhà nước phát hành lượng trái phiếu chính phủ bằng nội tệ có giá trị tương đương 201 triệu USD trong tháng 4, toàn bộ đều có kỳ hạn dài (mười năm trở lên). Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp tăng nhẹ từ 2,20% vào cuối tháng 3 lên 2,28% vào cuối tháng 4.

Cùng lúc đó, tỷ lệ trúng thầu, tức là tỷ lệ giá trị trái phiếu trúng thầu trên giá trị trái phiếu được Kho bạc Nhà nước mời thầu, đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, từ 31% trong tháng 3 xuống còn 22% trong tháng 4, tỷ lệ thấp nhất trong 12 tháng qua.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng trái phiếu phát hành (bao gồm trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) đạt 11,5% kế hoạch năm, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước (18,7%).

Cần thận trọng với lạm phát và rủi ro

Theo WB, nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi bất chấp những bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, giá hàng hóa thế giới tăng và điều kiện tài chính toàn cầu đang thắt chặt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần theo dõi.

Cả lạm phát cơ bản và giá lương thực, thực phẩm đều tiếp tục nhích lên, cho thấy cần phải theo dõi chặt chẽ. Nếu lạm phát tiếp diễn trong trung hạn thì nền kinh tế nên được cho phép điều chỉnh theo mức giá cả cao hơn, với các cấp có thẩm quyền đóng vai trò cung cấp các ưu đãi khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao năng suất và tổng cung.

Gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục nâng giá nhập khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá thương mại.

Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc, ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm 2022 và điều này có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nên tác động toàn phần của tình trạng phong tỏa ở quốc gia này đối với hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn được cảm nhận trong những tháng tới. Điều này cho thấy đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu được duy trì.

“Các cấp có thẩm quyền vẫn cần thận trọng với lạm phát và các rủi ro đối với việc duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ như hiện nay”, WB lưu ý.

Nguồn : thoibaonganhang.vn
Tags: kinh tế phục hồikinh tế Việt Namlạm phát

NGUYÊN HÙNG

Tin liên quan

CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hàng đầu châu Á năm 2020
Hiện trang chủ

CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hàng đầu châu Á năm 2020

29/01/2021
Next Post
500 nhà đầu tư trải nghiệm trọn vẹn trong “Sống sang nơi hừng đông, sinh lời cùng quận biển”

500 nhà đầu tư trải nghiệm trọn vẹn trong “Sống sang nơi hừng đông, sinh lời cùng quận biển”

Tin mới nhất

Hạn chế doanh nghiệp vay nước ngoài khi không được Chính phủ bảo lãnh

Hạn chế doanh nghiệp vay nước ngoài khi không được Chính phủ bảo lãnh

1 tuần ago
Xuất hiện bài văn tả BÀ NỘI của học sinh tiểu học nhưng sao bà này… “lạ lắm”

Xuất hiện bài văn tả BÀ NỘI của học sinh tiểu học nhưng sao bà này… “lạ lắm”

1 tuần ago
Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2022: Honda City gây bất ngờ

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 4/2022: Honda City gây bất ngờ

1 tuần ago
Có nên giảm thêm thuế để hạ giá xăng dầu?

Có nên giảm thêm thuế để hạ giá xăng dầu?

1 tuần ago
Nóng: Elon Musk lật kèo, muốn hủy vụ mua lại Twitter?

Nóng: Elon Musk lật kèo, muốn hủy vụ mua lại Twitter?

1 tuần ago

TIN ĐỌC NHIỀU

Trung Quốc phát triển robot lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19

Trung Quốc phát triển robot lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19

05/03/2020
Nóng: Elon Musk lật kèo, muốn hủy vụ mua lại Twitter?

Nóng: Elon Musk lật kèo, muốn hủy vụ mua lại Twitter?

14/05/2022
Ngày nào cũng rắc thóc gạo cho chim sẻ đến ăn, người đàn ông không ngờ việc này cứu mạng cả gia đình

Ngày nào cũng rắc thóc gạo cho chim sẻ đến ăn, người đàn ông không ngờ việc này cứu mạng cả gia đình

04/03/2020
Bị phạt, truy thu thuế hơn 821 tỷ đồng, Coca-Cola Việt Nam nói gì?

Bị phạt, truy thu thuế hơn 821 tỷ đồng, Coca-Cola Việt Nam nói gì?

11/01/2020
Hai hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ nối lại các chuyến bay tới Iran và Iraq

Hai hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ nối lại các chuyến bay tới Iran và Iraq

10/01/2020

ĐẦU TƯ PLUS

Dautuplus.net

Thông tin Đầu tư – Kinh tế và Đời sống

Ban biên tập Dautuplus.net

LIÊN HỆ

Trụ sở: 139 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.

Hotline: 0364.655.326

Email: dautuplus@gmail.com

CHUYÊN MỤC

  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN
  • Thông Tin Liên Hệ

Đầu Tư Plus giữ bản quyền trên website này

No Result
View All Result
  • TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • THỊ TRƯỜNG
  • QUỐC TẾ
  • CÔNG NGHỆ
  • DU LỊCH
  • ĐỜI SỐNG
  • GIẢI TRÍ
  • DOANH NHÂN

Đầu Tư Plus giữ bản quyền trên website này